Marketing Google Theo Hành Trình Khách Hàng

26

Marketing Google Theo Hành Trình Khách Hàng

Trong thời đại công nghệ hiện nay, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển từ “sản phẩm” sang lấy “khách hàng” làm trung tâm. Vì thế, việc thấu hiểu khách hàng và xây dựng Marketing theo hành trình khách hàng đã trở thành nền tảng cho sự thành công của một doanh nghiệp.

Vậy Hành Trình Khách Hàng được hiểu như thế nào?

Hành trình khách hàng là quá trình khách hàng tương tác, trải nghiệm với sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu của bất kỳ một doanh nghiệp (nhà bán hàng) nào đó. Nó bao gồm tất cả các hoạt động tương tác của khách hàng: tìm kiếm, like, cmt, ib,.. trên toàn bộ các kênh, mạng xã hội như: Google, facebook hay tik tok,… trên bất kỳ thiết bị nào và điểm chạm từ online đến offline xuyên suốt mọi giai đoạn trong vòng đời khách hàng.

Hành trình khách hàng ngày càng trở nên phức tạp hơn kể từ khi có sự kết hợp giữa các nền tảng digital marketing, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đa kênh. Khách hàng được chủ động tìm kiếm, so sánh, lựa chọn và có quá trình nghiên cứu thông tin kỹ càng hơn trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Họ bắt đầu tương tác với sản phẩm/dịch vụ các thương hiệu trên nhiều nền tảng các kênh, trang mạng xã hội theo nhiều cách khác nhau và từ những xuất phát điểm khác nhau như:

  • Từ các chiến dịch marketing
  • Thông qua giới thiệu (referral)
  • Tìm kiếm Google
  • Mạng xã hội như Facebook, Instagram
  • Các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee,…

Trong thời đại công nghệ “lấy khách hàng làm trung tâm”, việc chuyển đổi đa kênh tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp về dữ liệu khách hàng. Để kết nối với khách hàng, các doanh nghiệp dần thực hiện chuyển đổi số, mở rộng các kênh tương tác để nhanh chóng tiếp cận người dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ.

3 giai đoạn chính của Hành Trình Khách Hàng

Hành trình khách hàng có thể lược giản nhất gồm 3 giai đoạn chính:

Trước khi mua:

  • Nhận thức – Awareness: khách hàng tiếp xúc với sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu, nhận ra mong muốn mà họ muốn được  thoả mãn hay đang tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề nào đó, nhận ra nỗi đau mà họ đang cố gắng khắc phục.
  • Xem xét – Consideration: khách hàng bắt đầu có sự quan tâm và nghiên cứu, tham khảo tìm hiểu và so sánh về các sản phẩm/dịch vụ của các thương hiệu khác nhau để đi đến giai đoạn đưa ra quyết định mua hàng.
  • Quyết định – Decision: khách hàng quyết định chọn một sản phẩm/dịch vụ giải pháp tối ưu nhất xứng đáng với số tiền mà họ đầu tư.

Ở giai đoạn này, khách hàng chủ yếu tương tác với các bài quảng cáo, trang mạng xã hội, các trang review hay qua thông tin email marketing của doanh nghiệp (nhà bán). Hoặc có thể là tham khảo ý kiến bạn bè xung quanh về sản phẩm/dịch vụ thương hiệu mà họ đang quan tâm.

Trong khi mua:

  • Mua hàng – PurchaseTiến hành thanh toán và mua sản phẩm. Trong thời đại công nghệ, việc mua hàng đơn giản và nhanh gọn bạn chỉ việc đưa sản phẩm vào giỏ hàng và thanh toán online thế là hoàn tất đơn đặt hàng.
  • Sử dụng – Use: Khách hàng sẽ tiến hành sử dụng và trải nghiệm với sản phẩm/dịch vụ trong một thời gian nhất định. 

Các điểm chạm ở giai đoạn này chủ yếu bao gồm: cửa hàng, fanpage, website, chương trình khuyến mãi,… để thúc đẩy, giữ chân khách hàng.

Sau khi mua

  • Chia sẻ trải nghiệm – Advocacy: Khách hàng chia sẻ những nhận xét của mình với người thân, bạn bè hay trên các trang web review dành cho khách hàng.

Các doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng thông qua email marketing hay facebook, zalo hoặc các hoạt động chăm sóc khách hàng để tăng cường mức độ hài lòng.

Chìa khóa thấu hiểu và chinh phục khách hàng

Với vòng đời khách hàng lập lại theo chu kỳ từ “trước khi mua hàng đến sau khi mua hàng”, các doanh nghiệp khi thực hiện xây dựng Hành Trình Khách Hàng sẽ đạt được mức tăng trưởng vượt trội so với các doanh nghiệp khác. 

  • Tăng doanh thu upsell và cross-sale
  • Giảm chi phí dịch vụ khách hàng

Như vậy, để có thể giúp doanh nghiệp chinh phục được khách hàng và đạt mức tăng trưởng doanh thu cao nhất và giúp giảm chi phí dịch vụ xuống mức thấp nhất. Chìa khoá chính ở đây đó là thấu hiểu khách hàng.

Việc tập trung vào khách hàng đã trở thành trọng tâm bắt buộc cho sự phát triển của một doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Từ nghiên cứu của thị trường cho thấy, 86% khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho một trải nghiệm tốt hơn. Và để tối ưu trải nghiệm đó, doanh nghiệp cần thấu hiểu khách hàng của mình.

Trải nghiệm khách hàng chính là chìa khoá giúp mở ra cánh cửa thành công của một doanh nghiệp. Xây dựng hành trình khách hàng tốt sẽ giúp bạn thấu hiểu trải nghiệm khách hàng dưới góc độ bạn là khách hàng. Từ đó, đưa ra những cải tiến phù hợp để xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng và tối ưu trải nghiệm khách hàng.

Để có thể khai thác được chính xác được nhu cầu, vấn đề nỗi đau của khách hàng và xây dựng một hành trình khách hàng hoàn chỉnh, định vị chính xác theo từng giai đoạn trong hành trình. Doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ và chi tiết toàn bộ dữ liệu khách hàng của mình bao gồm: 

  • Khách hàng của mình là ai?
  • Họ tương tác qua những kênh chủ yếu nào?
  • Sản phẩm nào được ưa thích nhất?
  • Những điểm nào khiến họ không hài lòng?

Khách hàng chia sẻ thông tin của mình trên mọi giai đoạn của hành trình, mỗi cú click, search, bình luận, like, điền form hay mua hàng đều tiết lộ insight tiềm ẩn của họ. 

Việc của doanh nghiệp là thu thập và nắm bắt tất cả dữ liệu đó một cách toàn diện, chính xác và kịp thời (realtime hoặc gần như realtime) để có thể bắt đầu xây dựng được một hành trình khách hàng tối ưu.

Xây dựng QUẢNG CÁO theo hành trình khách hàng giúp bạn xác định được các hoạt động nào mang lại hiệu quả và chưa hiệu quả. Như vậy, doanh nghiệp có thể đầu tư nguồn lực vào các kênh có giá trị thay vì lãng phí công sức và tiền của vào các kênh không mang lại hiệu quả cao.

Thấu hiểu khách hàng là nền tảng để thực hiện cá nhân hoá – mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến. 

Thông qua insights của họ xuyên suốt hành trình khách hàng, các doanh nghiệp có thể bắt đầu định hướng và phát triển các chiến dịch Marketing cá nhân hoá của mình, tối ưu trải nghiệm, đưa doanh nghiệp của bạn lên một  tầm cao mới.

Khi bạn thực hiện marketing theo hành trình khách hàng sẽ tạo cho doanh nghiệp 1 bức tranh tổng thể bền vững trong kế hoạch marketing của mình. Không rơi vào trạng thái bị động khi các nền tảng thay đổi.

Tuy nhiên, không phải hành trình khách hàng nào cũng giống nhau, và việc hiểu được tường tận về từng khách hàng cũng như thiết kế các chiến dịch cá nhân hoá 1:1 là một khối lượng công việc khổng lồ và không hề đơn giản.

5 bước xây dựng Hành Trình Khách Hàng toàn diện

1. Đặt mục tiêu

Trước khi có thể đi sâu vào việc tạo ra một hành trình, bạn cần xác định:

  • Mục tiêu bạn hướng đến là gì brand/sale? 
  • Đối tượng bạn muốn hướng đến là ai?
  • Vấn đề bạn muốn tập trung vào là gì?

Đồng thời, mục tiêu doanh nghiệp cần rõ ràng, cụ thể, có thể đo lường và theo dõi tiến độ. (SMART)

2. Nghiên cứu khách hàng

Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thu thập dữ liệu khách hàng để thực hiện phân khúc và bước đầu xác định được nhu cầu, điểm đau của họ như:

  • Bạn biết đến thương hiệu của chúng tôi nhờ kênh, phương tiện nào?
  • Điểm thu hút bạn đầu tiên khi vào website?
  • Các vấn đề bạn đang gặp phải hoặc cần hỗ trợ từ chúng tôi?
  • Thời gian bạn thường dành để truy cập website?

3. Xây dựng nhân khẩu học

Sau khi thu thập dữ liệu, doanh nghiệp sẽ có những cái nhìn đa chiều về khách hàng ở các giai đoạn trước, trong, và sau khi sử dụng sản phẩm. 

Từ đó, bạn có thể xây dựng một chân dung hoàn chỉnh của khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ nhắm tới. 

  • Họ là ai?
  • Độ tuổi?
  • Nghề nghiệp?
  • sở thích?

Một chân dung khách hàng cụ thể sẽ giúp bạn hiểu được toàn diện về khách hàng của mình để phát triển xây dựng hành trình chính xác hơn.

4. Xác định và giải quyết các vấn đề 

Từ tập khách hàng mục tiêu rõ ràng cùng với những điểm tiếp xúc ở bước trên, các doanh nghiệp cần phải nắm được những vấn đề mà khách hàng sẽ gặp phải trong từng giai đoạn của quá trình sử dụng sản phẩm. 

Sau đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn những giải pháp tối ưu nhất để cải thiện trải nghiệm khách hàng.

5. Đánh giá và đổi mới liên tục

Sau khi hoàn thành xây dựng hành trình khách hàng, doanh nghiệp cần phải  liên tục bám sát và theo dõi, đánh giá dựa trên số liệu và trải nghiệm thực tế của khách hàng.

Hành vi và nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi liên tục, vì vậy bạn cần linh hoạt nắm bắt và thay đổi hành trình khách hàng một cách linh động. Tuỳ theo những chuyển biến thực tế để đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Để tối ưu hành trình khách hàng của mình, doanh nghiệp sẽ cần phải theo dõi để đo lường thật chính xác giai đoạn khách hàng.

Trước đây, việc Marketing trên Google để khách hàng có được một trải nghiệm tuyệt vời với sản phẩm/dịch vụ và giúp cho việc bán hàng của doanh nghiệp trở nên hiệu quả là một vấn đề vô cùng phức tạp với nhiều doanh nghiệp. Trước sự thay đổi chóng mặt của nền tảng công nghệ và hành vi người dùng ngày càng phức tạp, hành trình này cũng cần được đồng bộ và tối ưu liên tục.

Để có thể marketing kênh Google Hiệu quả vừa cập nhật dữ liệu, vừa phân tích, khai thác dữ liệu khách hàng để phát triển các chiến dịch cá nhân hoá Marketing và mang về doanh thu khủng cho doanh nghiệp. SAGOMedia đã tiên phong vẽ lại chiến lược “Quảng cáo Google Theo Hành Trình Khách Hàng” phát triển tối ưu các chiến dịch quảng cáo theo từng giai đoạn hành trình khách hàng thành một phễu marketing, cho đến hôm nay đã giúp nhiều doanh nghiệp tối ưu được hoạt động bán hàng thông qua kênh Quảng Cáo Google.

Đây chính là một bước ngoặt lớn trong việc xây dựng và tối ưu hành trình khách hàng, xác định insight khách hàng và mang lại trải nghiệm tốt nhất để giữ chân khách hàng và tối đa doanh thu.

Cùng tìm hiểu về Quảng Cáo Google Theo Hành Trình Khách Hàng?

Quảng Cáo Google Theo Hành Trình Khách Hàng là gì?

Quảng cáo google theo hành trình khách hàng là một chiến lược sử dụng một chuỗi các chiến dịch khác nhau để hướng dẫn khách hàng tiềm năng thông qua quá trình của người mua. Nó được thiết kế để thu hút những người hoàn toàn xa lạ, tạo ra sự quan tâm và nhu cầu, khởi động khách hàng tiềm năng để họ chủ động bắt đầu tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ của bạn và biến họ thành khách hàng trả tiền với nội dung và ưu đãi được nhắm mục tiêu.

1 1

Quá phức tạp không nhỉ? Hãy nghĩ về nó như một cách để kết nối truy cập tiềm năng bằng thông điệp quảng cáo và quảng cáo phù hợp vào đúng thời điểm, để giúp biến họ thành khách hàng tiềm năng trên quy mô lớn.

Đây là những gì diễn ra khi hệ thống Attribution ghi nhận chuyển đổi giữa các kênh diễn ra trên website của bạn.

HÀNH TRÌNH KHÁCH HÀNG Google ads có thể lược giản nhất bao gồm 3 giai đoạn chính:

  • QUAN TÂM – Giai đoạn nhận thức.
  • CÂN NHẮC – Giai đoạn cân nhắc
  • MUA HÀNG – Giai đoạn chuyển đổi hành động

2

Với kênh Google Ads bạn có thể nhắm mục tiêu người dùng bằng thông điệp được cá nhân hoá và các ưu đãi có liên quan phù hợp với từng giai đoạn của hành trình khách hàng:

  1. Quan tâm – Khách hàng tiềm năng nhận thức được vấn đề (ví dụ như: đau lưng, trả góp mua oto, muốn sửa nhà) và đang cố gắng tìm hiểu thêm về giải pháp
  2. Cân nhắc – Ở giai đoạn này, khách hàng tiềm năng biết về giải pháp và đang cân nhắc các lựa chọn của mình. Khách hàng tiềm năng có thể so sánh các sản phẩm, thương hiệu, giá cả, tính năng,…
  3. Chuyển đổi – Đây là giai đoạn ra quyết định, noi khách hàng tiềm năng chọn một giải pháp và thực hiện hành động.

Hơn nữa; hành trình của người mua không cần phải kết thúc khi khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng. Nếu bạn thiết kế kênh của mình tốt, bạn có thể xây dựng một mối quan hệ lâu dài và có được khách hàng trung thành hoặc thậm chí là những người ủng hộ thương hiệu.

Sự thật là hầu hết khách hàng tiềm năng sẽ không mua sản phẩm/dịch vụ của bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Đó là lý do tại sao 1 kênh bán hàng với HÀNH TRÌNH KHÁCH HÀNG có nhiều điểm tiếp xúc nhằm mục đích dẫn dắt khách hàng tiềm năng mua hàng (chuyển đổi)

Hãy nhanh chóng tìm hiểu lý do tại sao bạn cần một HÀNH TRÌNH KHÁCH HÀNG Google ads và điều gì khiến nó trở thành một chiến lược QUẢNG CÁO mạnh mẽ đến vậy.

Tại sao Quảng Cáo Google Theo Hành Trình Khách Hàng là chiến lược quảng cáo tốt nhất?

Ở đầu của hành trình QUAN TÂM,các chiến dịch google ads có thể giúp bạn tiếp cận các đối tượng hoàn toàn mới. Đây là những người có thể chưa bao giờ nghe nói về thương hiệu của  bạn trước đây. Họ cũng không thích tìm kiếm những gì bạn cung cấp.

Hơn nữa; họ vẫn có thể không biết rằng họ cần sản phẩm/dịch vụ của bạn. Sử dụng Google ads để thu hút những người lạ này vào kênh của bạn, dần dần nâng cao nhận thức và xây dựng mối quan tâm với nội dung hấp dẫn.

Khi khán giả lạnh tiếp xúc với quảng cáo và nội dung của bạn,họ sẽ có cảm hứng và bắt đầu nghiên cứu trên Google. Ban đầu, họ có thể đang tìm kiếm nội dung thông tin rất rộng, bằng cách sử dụng từ khoá “hướng dẫn” hoặc xem các mẫu quảng cáo chen ngang banner, video,…

Càng tìm hiểu nhiều khách hàng tiềm năng, họ càng xác định rõ nhu cầu của mình và bắt đầu tìm kiếm các cụm từ cụ thể, chuyển sang Giữa Hành Trình. Bạn có thể thu hút những người này bằng quảng cáo ở giai đoạn CÂN NHẮC và gướng họ quay trở lại trang web của bạn.

Đây là bước quyết định, vid lượt truy cập vào trang web sẽ thêm chúng vào cơ sở dữ liệu tiếp thị lại của bạn.

Giờ đây, bạn có thể tiếp tục sử dụng các chiến dịch tiếp thị lại được cá nhân hoá để thúc đẩy hành động dựa trên các trang web họ truy cập, hoặc tương tác của họ đối với trang web của bạn.

Từ thời điểm này, bạn muốn sử dụng Google ads được nhắm mục tiêu để thúc đẩy mọi người đăng ký và cuối cùng trở thành khách hàng.

“Những thứ mà bạn sở hữu bạn thường có quyền quyết định riêng của mình”

Một hành trình khách hàng điển hình có thể đơn giản như vậy tuy nhiên, đôi khi các bước nhất định có sự thay đổi nhảy qua lại giữa các giai đoạn hoặc thậm chí toàn bộ giai đoạn bị bỏ qua. Khách  hàng của bạn quyết định mua hàng ở ngay lần đầu tiên. Cũng có thể khách hàng không mua hàng của bạn khi họ đã tham khảo rất nhiều, nhưng họ lại chọn mua của đối thủ của bạn. 

3 2

Ví dụ giải thích trên hình: Hai giai đoạn doanh nghiệp là đối thủ của nhau cùng quảng cáo về 1 loại hình sản phẩm/dịch vụ. Khi một khách hàng có nhu cầu cấp bách mua sản phẩm dịch vụ ngay lập tức. Họ tìm kiếm rồi quyết định mua hàng từ đối thủ của bạn. Mặc dù bạn quảng cáo và đeo bám khách hàng ở các giai đoạn trước đó. Nhưng giai đoạn  mua hàng bạn lại không xuất hiện hoặc xuất hiện kém hấp dẫn hơn. Khách hàng chỉ quan tâm, chọn mua hàng của những ai mang lại lợi ích và xuất hiện đúng lúc họ cần.Trong trường hợp này doanh nghiệp A đóng vai trò Marketing dùm cho đối thủ. Hãy thật sự lưu ý vấn đề này. 

Trong trường hợp đó, hãy sử dụng quảng cáo google ads theo hành trình khách hàng để thu hút những đối tượng khách hàng có NHU CẦU nóng bỏng này với ý định mua hàng rất cao.

Ngoài ra; tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh của mình, bạn có thể muốn sử dụng Google ads để tăng khách hàng tiềm năng hoặc doanh số bán hàng. Vì vậy; chiến lược HÀNH TRÌNH KHÁCH HÀNG cụ thể của bạn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đây là những nguyên tắc cơ bản bao gồm một chiến lược Google ads mạnh mẽ và hiệu quả nhằm tối đa hoá lợi nhuận từ quảng cáo của bạn.

Google ads vẫn là nền tảng quảng cáo hàng đầu để tạo ra khách hàng tiềm năng và bán hàng. Nó hoạt động hoàn hảo cho việc bán hàng trực tiếp,nơi bạn thúc đẩy mọi hành động và chuyển đổi trên web mua hàng của .

Google ads vẫn là nền tảng quảng cáo hàng đầu để tạo ra khách hàng tiềm năng và bán hàng. Nó hoạt động hoàn hảo cho việc bán hàng trực tiếp, nơi bạn thúc đẩy mọi người hành động và chuyển đổi trên web mua hàng của bạn.

Loại chiến dịch cốt lõi của google là các quảng cáo tìm kiếm có thể giúp bạn nắm được những khách hàng tiềm năng nhất khi họ search google những thứ liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Điều khiến chúng trở nên hiệu quả là khả năng nhắm mục tiêu người dùng có ý định mua cao dựa trên các từ khoá mà họ sử dụng.

Các chiến dịch tìm kiếm của Google mạnh mẽ và hiệu quả như thế nào, để thành công được cũng phải dựa vào 3 vấn đề chính:

Đầu tiên; các chiến dịch tìm kiếm hoạt động tốt khi có nhu cầu cao về sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Tuy nhiên, nếu không có đủ khối lượng tìm kiếm, chẳng hạn như nếu bạn đang ở một thị trường rất mới và tiềm năng chưa ai bán sản phẩm/dịch vụ hoặc nếu bạn cung cấp một thứ gì đó hoàn toàn mới khách hàng chưa nhận thức về sản phẩm/dịch vụ của bạn, bạn sẽ khó tiếp cận họ thông qua công cụ tìm kiếm của google. Nhưng điều đó có thể khiến bạn bỏ lỡ một thị trường tiềm năng khổng lồ mà bạn chưa tiếp cận. Mọi người có thể quan tâm đến việc mua hàng của bạn, chỉ là họ có thể không chủ động tìm kiếm từ khoá của bạn.

Trong trường hợp đó, HÀNH TRÌNH KHÁCH HÀNG google ads có thể giúp kết nối nhiều khách hàng tiềm năng hơn, có thể quan tâm đến dịch vụ của bạn với các loại hình chiến dịch đa dạng hơn. Sự kết hợp giữa thông điệp quảng cáo và nội dung, nơi xuất hiện quảng cáo. Bạn có thể giới thương hiệu của mình với những đối tượng hoàn toàn mới và tạo ra nhu cầu.

Thứ 2; vì các chiến dịch tìm kiếm và từ khoá này là HIỆU QUẢ NHẤT TRONG NHẮM MỤC TIÊU cũng như những từ khoá được là lời gợi ý chung cho tất cả các nhà làm quảng cáo, và đương nhiên tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn cũng cùng mua các từ khoá này giống bạn. Từ đó, bạn đẩy nhiều cạnh tranh hơn làm tăng chi phí quảng cáo, khiến một số từ khoá, dưới cùng của kênh có giá 10.000đ, 20.000đ và thậm chí 50.000đ mỗi lần nhấp chuột. tôi đã từng chứng kiến có dự án đến 200.000đ/ lần nhấp chuột.

Với quảng cáo Google ads theo hành trình, bạn có thể nhắm đến việc thu hút những người truy cập này trong các giai đoạn sớm hơn, khi chi phí quảng cáo thấp hơn nhiều.

Chi phí quảng cáo hiển thị hình ảnh 1.000đ và quảng cáo các video dưới 50 đồng, thường thấp hơn 500 800 đồng trong các tài khoản mà chúng tôi quản lý và chạy quảng cáo.

4 1

Tôi gọi đây là sự thay đổi chiến lược, chọn cách tiếp cận kéo traffic một cách thông minh. Đồng thời, nếu bạn tinh ý hơn nữa là ngay các chiến dịch chạy tìm kiếm theo hành trình khách hàng bạn cũng thay đổi được cách tư duy và tiết kiệm được rất nhiều ngân sách quảng cáo. Bạn chạy tiết kiệm hơn từ 30-70% so với cách làm quảng cáo không theo hành trình khách hàng.

Quan trọng hơn, bạn có thể xây dựng một cơ sở dữ liệu tệp khách hàng tiếp thị lại với giá cực rẻ và dần dần hướng người dùng trở thành khách hàng tiềm năng. Điều này dẫn đến các chiến dịch có lợi nhuận.

Dẫn chúng ta đến với vấn đề cuối cùng…

Nhiều người có thể do dự khi đăng ký hoặc mua hàng từ một thương hiệu mà họ chưa từng thấy trước đây.

Bất kể việc nhắm mục tiêu theo từ khoá của bạn tốt đến mức nào kể cả về ngân sách hoặc lời đề nghị của bạn có thể hấp dẫn đến mức nào, mọi người đều không muốn mua hàng từ người lạ. Theo thống kê về tỉ lệ chuyển đổi, bạn thường có mức chuyển đổi trung bình từ 1-4% đối với các lĩnh vực TMĐT hoặc các sản phẩm dịch vụ spa, mỹ phẩm,…

Như vậy; chúng ta thường bị thất thoát 96-98% khách hàng tiềm năng truy cập nếu không áp dụng quảng cáo google ads theo hành trình khách hàng.

5

Google ads theo hành trình khách hàng sẽ giúp bạn vấn đề này bằng cách kéo lại traffic thông qua hình thức truy cập quay lại bằng cách tạo ra các tệp với nhiều chiến dịch để thực hiện nhiều điểm tiếp xúc trong hành trình người mua.

Vì vậy; khi khách hàng tiềm năng sẵn sàng thực hiện hành động và mua hàng, họ sẽ có nhiều khả năng chuyển đổi từ các mẫu quảng cáo và chiến dịch của bạn hơn. Do bạn đã tiếp cận với họ nhiều lần.

Hành trình mua hàngdiển hình của khách hàng hiện nay 6

Bây giờ, bạn đã hiểu tại sao mình cần google ads theo hành trình khách hàng, hãy để tôi hướng dẫn bạn cách tạo CHẠY QUẢNG CÁO google hoàn hảo mang lại lợi nhuận cho bạn.

Tham khảo thêm chi tiết Quảng Cáo Google Theo Hành Trình Kháng Hàng TẠI ĐÂY


Tin tức liên quan

Khởi tạo chiến dịch tìm kiếm giai đoạn quan tâm
Khởi tạo chiến dịch tìm kiếm giai đoạn quan tâm

1631 Lượt xem

Nội dung hoàn hảo Quảng cáo cho khách hàng giai đoạn CÂN NHẮC
Nội dung hoàn hảo Quảng cáo cho khách hàng giai đoạn CÂN NHẮC

250 Lượt xem

MARKETING THEO HÀNH TRÌNH KHÁCH HÀNG
MARKETING THEO HÀNH TRÌNH KHÁCH HÀNG

213 Lượt xem

Tối ưu chiến dịch quảng cáo hiển thị GDN – Giai đoạn quan tâm
Tối ưu chiến dịch quảng cáo hiển thị GDN – Giai đoạn quan tâm

226 Lượt xem

10 Cách hạn chế click tặc khi chạy quảng cáo google ads giúp tiết kiệm 90% ngân sách
10 Cách hạn chế click tặc khi chạy quảng cáo google ads giúp tiết kiệm 90% ngân sách

1245 Lượt xem

Quảng cáo google theo hành trình khách hàng chiến lược quảng cáo tốt nhất
Quảng cáo google theo hành trình khách hàng chiến lược quảng cáo tốt nhất

836 Lượt xem

Google Shopping CON ÁT CHỦ BÀI của giai đoạn quan tâm
Google Shopping CON ÁT CHỦ BÀI của giai đoạn quan tâm

1179 Lượt xem

10 Bước thiết lập chiến dịch quảng cáo tối đa hoá hiệu suất (Google Performance Max Campaigns)
10 Bước thiết lập chiến dịch quảng cáo tối đa hoá hiệu suất (Google Performance Max Campaigns)

1011 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng